Mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ cần chuẩn bị những gì?

Vào dịp Tết Đoan Ngọ, người Việt thường làm mâm cơm để cúng tổ tiên và cầu mong một mùa làm ăn mới thuận hòa, may mắn.

tet-1623564116.jpg
Tết Đoan Ngọ rơi vào ngày mùng 5/5 âm lịch hàng năm. Như vậy năm 2021, Tết Đoan Ngọ diễn ra vào ngày 14/6 (dương lịch).

Năm 2021, Tết Đoan Ngọ (ngày mùng 5/5 âm lịch) rơi vào Thứ Hai, ngày 14/6 dương lịch.

Mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ gồm:

- Hương, hoa, vàng mã

- Nước, rượu nếp

- Các loại hoa quả

- Bánh tro, bánh ú, cơm rượu nếp

- Xôi, chè

Theo truyền thống của từng miền, vào ngày này, ngoài hoa quả, những món ăn cũng khác nhau. Tại Hà Nội và một số vùng của miền Bắc, rượu nếp, đặc biệt là rượu nếp cẩm là món phổ biến. Ở miền Trung, món không thể thiếu trên mâm cơm cúng là bánh ú tro. Nhà nào cũng mua từ ba, bốn chục bánh trở lên để cúng gia tiên và sau đó cả gia đình cùng nhau thưởng thức.

Theo truyền thống của người Nam bộ, thịt vịt là một thứ không thể thiếu cho ngày lễ này trong mâm cỗ diệt sâu bọ. Tùy theo quan niệm của từng vùng, gia chủ có thể lựa chọn các món sản vật dâng cúng ông bà, tổ tiên ngày Tết Đoan Ngọ khác nhau. Tuy nhiên phải đảm bảo đủ các lễ vật chính như: Hương, hoa, vàng mã, nước, rượu nếp.

a1-1623564258.jpg
Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ được “Việt hóa” thành ngày Tết diệt sâu bọ và thờ cúng tổ tiên. Người Việt Nam còn gọi Tết Đoan Ngọ là Tết giết sâu bọ vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. 

Các bà nội trợ nên đặc biệt lưu ý 3 điều dưới đây trước khi chuẩn bị cúng lễ Tết Đoan Ngọ.

Thời điểm cúng

Một trong những lưu ý đầu tiên các bà nội trợ cần lưu ý đó chính là thời điểm cúng Tết Đoan Ngọ (hay còn được gọi là Tết Đoan Dương, Tết Giết sâu bọ) vào ngày 5.5 Âm lịch, năm nay sẽ rơi vào ngày 14.6 Dương lịch.

Theo dân gian, Đoan Ngọ là từ ghép Hán - Việt gồm từ Đoan, hàm ý chỉ mở đầu và từ Ngọc, hàm ý chỉ giờ Ngọc. Chính vì vậy, thông thường, thời gian đẹp nhất để làm lễ cúng Tết Đoan Ngọ sẽ từ 11 giờ đến 13 giờ chiều. Các bà nội trợ hãy chuẩn bị mọi thứ cần thiết và lựa chọn giờ đẹp trong khoảng thời gian này để làm lễ cúng.

Chuẩn bị đồ lễ

Trên thực tế, lễ cúng và các đồ cúng trong tết Đoan Ngọ không quá cầu kỳ mà chỉ một vài món điển hình xa xưa như mâm cơm ăn giản đơn, bánh trái, chè xôi, rượu nếp…

Tùy theo từng khu vực, lễ cúng Tết Đoan Ngọ sẽ có một chút thay đổi đa dạng. Ví dụ, người miền Bắc, mâm cúng Tết Đoan Ngọ thông thường sẽ có hương hoa, vàng mã, rượu nếp trắng, các loại quả theo mùa, bánh tro (gio), xôi chè.

Còn với người miền Trung sẽ không thể thiếu rượu nếp, cơm rượu nén khối, vịt và hoa quả. Người miền Nam lại lựa chọn rượu nếp đi kèm với cơm rượu được vo tròn, trôi nước…

Phong cách chỉn chu, trang nghiêm

Giống như những mọi lễ khác, khi làm cúng cần ăn mặc chỉn chu, lịch sự và kín đáo. Ngoài ra, nên tránh nói to hay làm đổ vỡ trong quá trình làm lễ sẽ làm mất đi sự trang nghiêm cần có.

Và điều quan trọng vẫn là một lòng thành kính cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cây ngon trái ngọt và nhà cửa yên ấm.

 

Dương Di

Link nội dung: https://ngoisaobiz.vn/mam-co-cung-tet-doan-ngo-can-chuan-bi-nhung-gi-a5995.html