Sáng 25/7: TP.HCM ghi nhận 2.328 trường hợp nhiễm mới

Tính từ 19 giờ ngày 24/7 đến 6 giờ ngày 25/7, Thành phố ghi nhận thêm 2.328 trường hợp nhiễm mới đã được Bộ Y tế công bố vào sáng ngày 25/7. Trong đợt dịch thứ 4 bắt đầu từ ngày 27/4 đến nay, Thành phố đã có gần 58.200 trường hợp mắc COVID-19.

Sáng 25-7, Bộ Y tế cho biết đã ghi nhận thêm 3.973 ca mắc COVID-19 mới. Sau TP.HCM, sáng 24-7, Bình Dương - địa phương có số mắc cao thứ 2 cả nước - cũng phát động chương trình tiêm chủng vắc xin và phun khử khuẩn diện rộng để phòng chống dịch.

Cụ thể, tại TP. Hồ Chí Minh (2.328 ca), Bình Dương (881), Tiền Giang (218), Đồng Nai (134), Tây Ninh (127), Khánh Hòa (82), Vĩnh Long (50), Bến Tre (33), Cần Thơ (18), Trà Vinh (17), Kiên Giang (17), Đà Nẵng (16), Phú Yên (14), Hà Nội (11), Sóc Trăng (9), Bình Phước (6), Bắc Ninh (4), Hậu Giang (3), Đắk Nông (2), An Giang (2), Nghệ An (1).

hc-1627183247.jpg
Bản tin dịch COVID-19 sáng 25/7 của Bộ Y tế cho biết có 3.979 ca mắc, trong đó riêng TP Hồ Chí Minh 2.328 ca. Đến nay, Việt Nam ghi nhận tổng cộng 94.913 ca mắc. Đã có hơn 4,5 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm chủng ở nước ta.

Số ca mắc mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ 27/4 đến nay là 91.165 ca, trong đó có 14.809 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh. Có 8/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới: Yên Bái, Quảng Trị, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Dương, Quảng Ninh, Bắc Kạn.

Có 9 tỉnh, thành phố không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn: Nam Định, Lào Cai, Ninh Bình, Kon Tum, Hà Giang, Phú Thọ, Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình.

Cụ thể, tại TP. Hồ Chí Minh (2.328 ca), Bình Dương (881), Tiền Giang (218), Đồng Nai (134), Tây Ninh (127), Khánh Hòa (82), Vĩnh Long (50), Bến Tre (33), Cần Thơ (18), Trà Vinh (17), Kiên Giang (17), Đà Nẵng (16), Phú Yên (14), Hà Nội (11), Sóc Trăng (9), Bình Phước (6), Bắc Ninh (4), Hậu Giang (3), Đắk Nông (2), An Giang (2), Nghệ An (1).

Số ca mắc mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ 27/4 đến nay là 91.165 ca, trong đó có 14.809 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh. Có 8/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới: Yên Bái, Quảng Trị, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Dương, Quảng Ninh, Bắc Kạn.

Có 08/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới: Yên Bái, Quảng Trị, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Dương, Quảng Ninh, Bắc Kạn.

- Có 9 tỉnh, thành phố không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn: Nam Định, Lào Cai, Ninh Bình, Kon Tum, Hà Giang, Phú Thọ, Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình.

Bộ Y tế cho biết hiện tổng số ca được điều trị khỏi: 17.583 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: 130 ca và 17 bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO.

Từ 27/4 đến nay Việt Nam đã xét nghiệm 5.107.861 mẫu cho 14.391.096 lượt người.

Trong ngày 24/7 có 57.908 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 4.535.741 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 4.163.388 liều, tiêm mũi 2 là 372.353 liều.

Bộ Y tế đã thành lập Tổ điều phối nhân lực tham gia phòng, chống dịch COVID-19 tại TP. Hồ Chí Minh do Giám đốc Sở Nội vụ làm Tổ trưởng.

Hiện nay, số lượng ca mắc COVID-19 ngày càng tăng, trong đó có nhiều trường hợp là người bệnh tâm thần. Để sẵn sàng ứng phó với tình hình mới, Thành phố thực hiện chuyển đổi một phần công năng của Bệnh viện Tâm thần cơ sở 2 (địa chỉ F4/12 Tỉnh lộ 10, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh) thành Bệnh viện điều trị COVID-19 Lê Minh Xuân cho người bệnh tâm thần mắc COVID-19 và dự kiến sẽ đi vào hoạt động từ ngày 26/7. Theo đó, bệnh viện sẽ được tách thành 2 khu vực riêng biệt: một khu vực để điều trị bệnh nhân không mắc COVID-19 và một khu vực tiếp nhận, điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 với quy mô 100 giường (10 giường hồi sức cấp cứu).

Để nhanh chóng khống chế dịch bệnh, đưa TP.HCM sớm trở lại cuộc sống bình thường, PGS.TS Nguyễn Trường Sơn - Thứ trưởng Bộ Y tế, Trưởng bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại TP.HCM kêu gọi toàn bộ hệ thống y tế công, tư, Hội Y học TP.HCM, các hội nghề nghiệp thuộc lĩnh vực y tế, các chuyên gia, nhân viên y tế đang làm việc và đã nghỉ hưu, các lương y, giảng viên, sinh viên tại các trường đào tạo, dạy nghề thuộc khối ngành chăm sóc sức khỏe cùng tham gia hỗ trợ vào công tác chống dịch, tư vấn và trực tiếp chăm sóc, điều trị cho người bệnh tại TP.HCM.

 

Tại TP.HCM, UBND TP đã có hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch tại chợ đầu mối, chợ bán lẻ trong thời gian thực hiện chỉ thị 16. Tùy vào tình hình cụ thể, từng địa phương triển khai các mô hình, phương thức tổ chức phù hợp, tuân thủ nghiêm các yêu cầu phòng chống dịch; phân chia tần suất đi chợ của người dân cách hai ngày/lần hoặc ba ngày/lần qua việc áp dụng "Thẻ đi chợ" để kiểm soát số lượng khách ra vào chợ và hạn chế tối đa tình trạng tập trung đông người.

Để góp phần giảm áp lực cho công tác phòng chống dịch của TP.HCM, tỉnh Quảng Trị đã có văn bản đề nghị hỗ trợ 400 công dân Quảng Trị từ TP.HCM về quê đợt 1 bằng phương tiện tàu hỏa. Dự kiến sáng 28-7, người dân Quảng Trị đến địa điểm tập kết tại ga Sài Gòn để xét nghiệm nhanh COVID-19 trước khi lên tàu và bắt đầu xuất phát về quê lúc 13h30 cùng ngày.

Hà Anh

Link nội dung: https://ngoisaobiz.vn/sang-257-tphcm-ghi-nhan-2328-truong-hop-nhiem-moi-a6445.html